Cùng với sự bùng nổ của IoT “internet of things”, các thiết bị kỹ thuật số trong nhà bạn đều có thể được kết nối và điều khiển từ xa thông qua ứng dụng hệ thống nhà thông minh. Chúng kết nối với nhau và hoạt động tương tác lẫn nhau chứ không riêng lẻ từng cái một. Đó là nền tảng mà hệ thống nhà thông minh xây dựng và phát triển nhằm tạo ra môi trường sống tối ưu và tốt nhất cho bạn và gia đình. Phổ biến nhất là các ứng dụng điều khiển hệ thống chiếu sáng, rèm, hệ thống giám sát an ninh và giải trí.
1. Nguyên lý hoạt động của nhà thông minh
Giống như việc truyền thông tin giữa các máy tính với nhau thông qua mạng Internet thì hệ thống nhà thông minh cũng sử dụng một phương pháp kết nối tiêu chuẩn gọi là Internet Protocol (IP). Các thiết bị được kết nối và sử dụng Wifi thông qua địa chỉ IP của nó để truyền thông tin đến bộ định tuyến kết nối Internet và được điều khiển thông qua trình duyệt web từ bất kỳ nơi đâu trên thế giới. Và đó là lí do tại sao bạn có thể nhìn thấy hệ thống an ninh của ngôi nhà, điều khiển các thiết bị trong nhà như bật/tắt thông qua ứng dụng trên smartphone.
Giống như Smartphone, máy tính bảng, nhà thông minh là một phần của Internet of Things – Internet vạn vật, mọi thứ có thể liên kết với nhau hoặc có thể được nhận dạng thông qua mạng kĩ thuật số (digital Network). Chúng tôi sẽ mang đến cho bạn cái nhìn tổng quan nhất về công nghệ “Internet of Things”. Có 5 yếu tố cơ bản để một hệ thống “Internet of Things” hoạt động.
1. “Things”
“Things” trong cụm từ “Internet of Things” là mọi thứ (người, động vật, cây cối, robot, máy tính,…), trong lĩnh vực nhà thông minh, “things” cụ thể hơn là các vật dụng trong ngôi nhà mà con người muốn điều khiển, giám sát và đo lường.
2. Nhận dạng
Nếu chúng ta muốn kết nối với mọi thứ, điều khiển, giám sát và đo lường thì trước tiên chúng ta cần nhận dạng chúng là gì (tên, chức năng) và truyền thông tin được như giữa con người với nhau. Có thể nhiều người nghĩ đây là việc không tưởng hoặc khó có thể thực hiện được, nhưng hiện nay với công nghệ RFID, cho phép nhận dạng mọi đối tượng thông qua một mạng lưới sử dụng sóng radio mà không cần đến hoặc cần rất ít đến sự tác động của con người mà vẫn truyền tải được đầy đủ thông tin.
3. Cảm biến
Cảm biến là một phần không thể thiếu trong “Internet of Things”. Thay vì phải kết nối trực tiếp vào mạng, cảm biến có thể tự động cập nhật, đo lường thường xuyên các chuyển đổi và chuyển hóa thành tín hiệu điện. Cảm biến được sử dụng nhiều nhất trong việc điều khiển hệ thống chiếu sáng tại các khu công cộng hoặc các khu ra vào thường xuyên.
4. Mạng
Để mọi thứ tồn tại và kết nối với nhau trong cùng một mạng lưới giống như việc truyền thông tin giữa các máy tính với nhau thông qua mạng Internet thì cần sử dụng một phương pháp kết nối tiêu chuẩn gọi là Internet Protocol (IP). IP dựa trên ý tưởng mỗi thứ có một địa chỉ duy nhất (đạ chỉ IP) và có thể trao đổi dữ liệu với nhau bằng các gói tin nhỏ. Nếu mọi thứ kết nối sử dụng IP hoặc sử dụng Wifi để truyền thông tin đến bộ định tuyến kết nối Internet, chúng ta sẽ có khả năng điều khiển chúng từ một trình duyệt web từ bất kỳ nơi đâu trên thế giới.
5. Phân tích dữ liệu
Khi chúng ta thu thập một khối lượng lớn dữ liệu từ hàng trăm, hàng nghìn, hàng triệu và thậm chí lên đến hàng tỉ thiết bị, chúng ta cần phân tích và tìm ra một mẫu chung để có thể giúp chúng làm việc, di chuyển hoặc trở nên thông minh hơn. Bởi vậy chúng ta cần đến một hệ thống lưu trữ, phân tích và xử lí dữ liệu, đó là hệ thống điện toán đám mây (Cloud computing systems).
2. Quản lý hệ thống nhà thông minh
Một hệ thống nhà thông minh cơ bản sẽ được thiết kế gồm:
- Một trung tâm điều khiển: là bộ não của nhà thông minh, có nhiệm vụ kết nối các thiết bị lại với nhau và điều khiển toàn bộ hệ thống.
- Các thiết bị điện đầu cuối: là những vật dụng điện tử trong nhà như các hệ thống cửa nhà, cổng, điều hòa, rèm mành, các hệ thống ánh sáng, quạt thông gió, tivi, bếp gas, hệ thống camera giám sát, bảo vệ an ninh…
Bạn sẽ cài đặt các thiết bị sau đó bắt đầu cho trung tâm điều khiển học lệnh tất cả các thiết bị đó. Việc tạo lập một hệ thống nhà thông minh thế này không quá phức tạp, thậm chí cho những người chưa thông thạo các thiết bị công nghệ lắm cũng có thể tự kết nối và học lệnh bằng tài liệu hướng dẫn mà không cần đến nhân viên kỹ thuật chuyên môn.
Sau khi cài đặt và kết nối tất cả, bạn sẽ bắt đầu tạo các ngữ cảnh thông minh riêng phù hợp với sở thích và hoàn cảnh gia đình bạn. Chỉ như vậy thôi là hệ thống nhà thông minh đã hoàn tất và bạn sẽ tận hưởng cuộc sống với những ngữ cảnh do chính bạn tạo ra cũng như điều khiển tất cả các thiết bị đã được kết nối.
Công nghệ nhà thông minh ngày càng phát triển tối ưu và tiện lợi cho người sử dụng hơn. Chỉ với chi phí vừa phải là bạn cũng có thể sở hữu hệ thống nhà thông minh tiên tiến. Hệ thống nhà thông minh ORVIBO hứa hẹn mang đến cho bạn những trải nghiệm độc đáo nhất.
Khi cần tư vấn về sản phẩm và dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo thông tin dưới đây
CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NỘI THẤT PADOHOME
Địa chỉ: Nhà HD81, đường Hải Đăng, KĐT Vinhome Marina Cầu Rào II, Phường Vĩnh Niệm, Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng.
Hotline: 0856.288.388
Hỗ trợ kinh doanh : 0825.245.555/ Hỗ trợ kĩ thuật : 0852.971.988
Email: padohomevn@gmail.com
Website : https://padohome.vn/
Fanpage : orvibohaiphong / Padohome
QUÝ ĐỐI TÁC VUI LÒNG TẢI BÁO GIÁ MỚI NHẤT THEO ĐƯỜNG LINK BÊN DƯỚI
https://drive.google.com/file/d/1UBGyAMXUzARAWwWadzmJCah_9osOGOa9/view
https://drive.google.com/file/d/1Go7LGfep0gUyTn4_4bqjmq_35hTXzPcb/view